Tờ trình là loại giấy tờ bạn sẽ thường hay được tiếp xúc trong quá trình làm việc tại cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp.
Vậy tờ trình là gì? Cách viết tờ trình như thế nào? Mẫu tờ trình mới nhất sẽ được trình bày thông qua bài viết dưới đây của Nghiệp Vụ Nhân Sự.
1. Tờ Trình Là Gì?
Tờ trình là một loại văn bản thường được sử dụng nhiều trong nội bộ của cơ quan, doanh nghiệp, nhưng sử dụng chủ yếu là trong cơ quan Nhà nước.
Tờ trình được hiểu là một văn bản được sử dụng để trình bày, đề xuất với cấp trên về một sự việc nào đó, đề xuất phê chuẩn một chủ trương, giải pháp,… để xin kết luận, ý kiến chỉ đạo từ cấp trên.
Để viết ra một bản tờ trình không phải việc khó tuy nhiên yêu cầu người viết phải trình bày đầy đủ những nội dung cần thiết như là: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên của tờ trình, nội dung tờ trình, lý do viết tờ trình.
Bên cạnh đó, cần có những phương pháp kiến nghị với cấp trên để xin được xét duyệt một chính sách hoặc hỗ trợ kinh phí nhằm mục đích thực hiện một việc hoặc dự án nào đó.
Tờ trình cần phải có chữ ký và cam kết của người viết.
Thường trong bản tờ trình sẽ gồm có bố cục 3 phần như sau:
– Phần mở đầu: Trình bày rõ lý do làm tờ trình
– Phần nội dung: Nêu ra những ý kiến đề xuất.
– Phần kết thúc: Kiến nghị cấp trên cho phép, hỗ trợ các điều kiện nhằm thực hiện đề xuất đưa ra.
2. Mục Đích Lập Tờ Trình Là Gì
Tờ trình được lập ra nhằm mục đích nêu lên một hoặc nhiều nội dung mà người viết muốn tường trình, sự việc đó có thể đã xảy ra hoặc đưa ra đề nghị về một việc gì đó của cấp dưới đến cấp trên để được biết và cho ý kiến để giải quyết.
»»» Review Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Ở Đâu tốt
3. Cách Viết Tờ Trình
Để có thể viết một tờ trình hoàn chỉnh thì có thể là điều không hề dễ dàng với một số người. Khi lên nội dung của tờ trình, người viết cần phải nắm rõ được các yêu cầu khi thực hiện soạn thảo tờ trình, bố cục tờ trình thế nào thì hợp lý và theo chuẩn mẫu, cũng như một số lưu ý cơ bản khi viết tờ trình.
– Yêu cầu khi thực hiện soạn thảo tờ trình:
-
- Phân tích cơ sở thực tế để làm nổi bật lên những nhu cầu cần thiết của vấn đề cần trình duyệt.
- Đưa ra những chủ đề xin phê chuẩn cần phải cụ thể, rõ ràng.
- Những kiến nghị đưa ra phải hợp lý.
- Phân tích những khả năng và trình bày khái quát về phương án phát triển khắc phục những khó khăn.
– Bố cục của bản tờ trình gồm có:
Giống với những văn bản hành chính thông dụng khác thì kết cấu của bản tờ trình cũng bao gồm 3 phần là:
– Phần mở đầu: Thực chất của phần này giống với mở bài của một văn bản. Ở phần này, bạn cần phải nêu một cách xúc tích, ngắn gọn, khái quát nhất về bối cảnh và tình hình, phân tích về tính quan trọng của bối cảnh cũng như tình hình đó để làm căn cứ dẫn đến đề xuất cần phải được thực hiện ở trong phần nội dung chính.
– Phần nội dung: đây chính là phần đưa ra nội dung chính của bản tờ trình. Với phần này, người viết đưa ra những phương án, những phân tích và chứng minh sự khả thi của những phương án đã đề xuất khi thực hiện.
Người viết có thể được bổ sung thêm một số những dẫn chứng thực tế hoặc các tài liệu có độ tin cậy lớn từ nguồn thông tin cụ thể nhằm gia tăng sự thuyết phục, tính khách quan của bản tờ trình.
– Phần kết thúc: với phần kết này, người viết có thể lựa chọn một trong những phương án kết bài như là nêu lên ý nghĩa, giá trị của đề xuất đó và mong muốn cấp trên xem xét; nêu ra mong muốn, kiến nghị cấp trên hỗ trợ,…
4. Tổng Hợp Mẫu Tờ Trình Phổ Biến
*Mẫu tờ trình thường sử dụng
*Mẫu tờ trình xin kinh phí mua sắm trang thiết bị
*Mẫu tờ trình đề nghị
5. Những Lưu Ý Khi Viết Tờ Trình
Một số những lưu ý khi viết tờ trình:
– Về hình thức, tờ trình là một trong những loại văn bản hành chính nên hình thức trình bày văn bản cần phải tuân thủ những quy định về soạn thảo văn bản của pháp luật.
– Về nội dung của tờ trình: tờ trình sẽ thường gồm có 3 phần là phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc. Tuy nhiên, không cần nhất thiết phải ghi rõ là phần 1: Mở đầu, phần 2: Nội dung chính và phần 3: Kết thúc.
Bên cạnh đó, lối diễn đạt và ngôn ngữ sử dụng khi viết tờ trình cũng cần phải lưu ý. Nội dung thể hiện trong tờ trình cần hết sức ngắn gọn, xúc tích, diễn đạt rành mạch, rõ ràng, không lan man vào việc phân tích từng nội dung một, cần phải thực tế và các biện pháp tu từ không nên được sử dụng quá nhiều.
Ngôn ngữ trong tờ trình phải lịch sự, trang trọng, phổ thông, ngôn từ sử dụng dễ hiểu, không đa nghĩa và cần phải trình bày rõ tính chất hành chính và tính chuẩn mực, khách quan, không mang khuynh hướng cá nhân.
Xem thêm:
-
- Văn Bản Hành Chính Là Gì? Các Loại Văn Bản Hành Chính
- Quy Định Mức Lương Thử Việc Và Cách Tính Mới Nhất
- Soạn Thảo Văn Bản Là Gì? Quy Định Soạn Thảo Văn Bản Mới Nhất
- Quy Trình Quản Lý Và Sử Dụng Con Dấu Trong Công Tác Văn Thư
- Mẫu Báo Cáo Công Việc Hàng Ngày, Tuần, Tháng Chuyên Nghiệp
Trên đây là những nội dung có liên quan đến tờ trình và cách viết một bản tờ trình mà bạn cần phải biết. Mong rằng những hướng dẫn của Nghiệp Vụ Nhân Sự sẽ hữu ích với các bạn!