Quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp

Quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp

Người làm tuyển dụng giỏi là người luôn chọn được những ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển dụng, đây là một bài toán nan giải làm đau đầu team tuyển dụng, bộ phận nhân sự và chủ doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để thu hút ứng viên, làm thế nào để tuyển đúng người, đúng việc?…

Để tuyển dụng được một nhân sự phù hợp thì cần phải có một quy trình tuyển dụng tốt. Trong bài viết dưới đây, nghiepvunhansu.com sẽ giới thiệu với các bạn quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp với các bước sau

>>> Xem thêm: Kỹ năng phỏng vấn dành cho nhà tuyển dụng

1. Xác định nhu cầu cần tuyển dụng

Nếu nhân lực trong thị trường lao động là hàng hóa thì nhà tuyển dụng sẽ là người mua hàng. Do vậy ta phải xem xét và phân tích thị trường lao động để xác định cung cầu chính xác.

Các nhà tuyển dụng phải biết nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp cụ thể như thế nào và khả năng doanh nghiệp có thể chi trả cho nhu cầu là bao nhiêu.  Đây là cơ sở xác định vị trí, số lượng và mức lương cho nhân viên mới cần tuyển dụng. địa chỉ học tin học văn phòng ở hà nội

2. Chuẩn bị tuyển dụng

Khi doanh nghiệp đã có nhu cầu tuyển dụng, việc cần làm tiếp theo là vạch ra kế hoạch chuẩn bị cho một đợt tuyển dụng. Điều này là rất cần thiết, là nền tảng tạo điểm xuất phát của một đợt tuyển dụng thành công.

Các công việc cần phải làm trong bước này: Lập kế hoạch chi tiết cho đợt tuyển dụng, liên hệ nhà tuyển dụng (Nếu doanh nghiệp chưa có người làm tuyển dụng), chuẩn bị tài chính cho đợt tuyển dụng… khoa hoc logistic

3. Thông báo tuyển dụng

Để cho các ứng viên thấy được và mở rộng phạm vi tiếp cận nhu cầu của nhà tuyển dụng, việc cần làm tiếp theo là thông báo tuyển dụng. Nhiều người cho rằng việc này thật đơn giản với một mẩu tin tuyển dụng được đăng trên các trang báo, trên các group…nhưng đây là “việc làm cần thiết lại mang hiệu quả không cao”. khóa học nghiệp vụ hải quan tại tphcm
Có thể dễ dàng để soạn thảo ra một tin tuyển dụng, nhưng để tin tuyển dụng ấy đến được với đúng nhóm đối tượng cần tiếp xúc thì không hề đơn giản, nó đòi hỏi phải có kiến thức về: Dân số học, hiểu được phân bổ dân cư, giới tính nghề nghiệp của từng vùng; có sự hiểu biết về thị trường giáo dục về ngành; hiểu biết được thị trường lao động trong ngành cần tuyển…

Quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp

4. Thu thập và chọn lọc hồ sơ

Khi thị trường lao động biết được nhu cầu tuyển dụng của Doanh nghiệp, các ứng viên sẽ gửi hồ sơ tới Nhà tuyển dụng để ứng tuyển. Để có thể chọn ra những ứng viên phù hợp, cần phải đọc và chọn lọc hồ sơ, giữ lại những hồ sơ chất lượng, những ứng viên tiềm năng để cho vào vòng sau.

Tuy nhiên, ở bước công việc này sẽ cho 2 nhóm kết quả, một là hồ sơ được chọn vào vòng phỏng vấn, tất nhiên những hồ sơ này sẽ nhận được thông báo tham gia phỏng vấn sơ bộ thay cho việc phản hồi kết quả hồ sơ ứng tuyển của họ. học logistics ở đâu

Nhưng còn những hồ sơ bị loại, các nhà tuyển dụng cũng đừng quên mail lại cho họ biết kết quả dù họ không qua được bước sàng lọc hồ sơ của nhà tuyển dụng.

5. Phỏng vấn sơ bộ

Đây lần tiếp xúc chính thức đầu tiên của ứng viên với nhà tuyển dụng. Ấn tượng ban đầu thường rất quan trọng, ý thức được điều này nên tâm trạng của các ứng viên thường rất lo lắng. Do đó, nhà tuyển dụng cần đảm bảo tạo ra một bầu không khí thoải mái, thân thiện nhằm tạo sự an tâm, tự tin và sự cảm tình nơi ứng viên. chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan

Ngay cả khi họ không được tiếp nhận thì hình ảnh của công ty cũng cần phải tạo ra ấn tượng tốt đẹp với họ. Mục đích của bước công việc này:

  • Yêu cầu ứng viên điền những dự liệu còn thiếu vào hồ sơ xin việc​, tự giới thiệu bản thân;
  • Cung cấp một số thông tin cơ bản về công ty cho ứng viên​;
  • Cung cấp các thông tin liên quan đến công việc, điều kiện làm việc để ứng viên tự đánh giá khả năng, hoàn cảnh của mình nhằm xác định thêm quyết tâm xin việc hay tự rút lui nếu thấy không phù hợp; con gái có nên học logistics
  • Tìm hiểu những thông tin cơ bản về ứng viên để đánh giá những tiềm năng của ứng viên​;
  • Gặp gỡ trực tiếp, nhằm đánh giá hình dáng tướng mạo và một phần tính cách ứng viên.​

6. Kiểm tra trắc nghiệm

Có những tình huống bất đắc dĩ, trong vòng phỏng vấn sơ bộ, ứng viên bị đau đầu, khó ở, mệt mỏi hay gặp phải những chuyện không may trong cuộc sống khiến ấn tượng ban đầu về họ không được tốt. học xuất nhập khẩu online

Hoặc ngược lại, ứng cử viên có thể tỏ ra là một người nói chuyện dễ chịu, cả hồ sơ cá nhân, kinh nghiệm công tác cũng có vẻ như đạt yêu cầu của công việc, nhưng sau khi nhận mới vỡ lẽ, anh ta làm việc kém hiệu quả, tiếp thu chậm và khả năng xử lý tình huống kém.

Điều đó cho thấy: Để khắc phục những đánh giá chủ quan về những cảm giác ban đầu đôi khi không chính xác và cần phải được kiểm tra lại. Kiểm tra trắc nghiệm các ứng viên là một điều cần thiết học logistics
Các trắc nghiệm có thể chia làm những loại sau đây:

  • Trắc nghiệm trình độ chuyên môn
  • Trắc nghiệm tâm lý và phân loại tính cách​
  • Trắc nghiêm IQ (bao gồm cả trắc nghiệm trí nhớ và khả năng chú ý)​
  • Trắc nghiệm cách xử sự trong các tình huống​ lớp nghiệp vụ khai báo hải quan

Quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp

7. Phỏng vấn tuyển chọn

Sau khi đã kiểm tra, đánh giá trắc nghiệm cũng như phỏng vấn sơ bộ ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ tiến hành phỏng vấn tuyển chọn để quyết định tuyển chọn những ứng viên phù hợp với vị trí công việc. Mục đích của bước công việc này:

  • Tìm hiểu xem ứng viên có thực sự đầy đủ khả năng và năng lực để đảm nhận công việc sau này hay không.​
  • Xác định các nguyện vọng nghề nghiệp , các mục tiêu trước mắt và dài hạn các khả năng thăng tiến của ứng viên​ học hành chính nhân sự ở đâu tốt
  • Đánh giá sắc thái bên ngoài của ứng viên như : tướng mạo, dáng vóc, cách ăn mặc, khéo ăn nói, cách cư xử …​
  • Đây là dịp tốt để ứng viên lẫn cấp chỉ huy trong tương lai có dịp gặp gỡ nhau hiểu biết nhau hơn.​

Và để đạt được những mục đích đánh giá trên, Nhà tuyển dụng có thể áp dụng các hình thức phỏng vấn khác nhau: Phỏng vấn hội đồng (Có một hội đồng phỏng vấn), Phỏng vấn nhóm (Phỏng vấn theo từng nhóm các ứng viên)… học quản trị nhân sự

8. Thực tập thử việc

Sau khi ứng viên vượt qua hết các vòng phỏng vấn và kiểm tra nói trên, trước khi có quyết định chính thức tiếp nhận nhân viên mới, ứng viên sẽ phải trải qua một bài kiểm tra cuối cùng cũng không kém phần quan trọng: Thực tập thử việc.
Thời gian này, ứng viên sẽ chính thức tiếp cận với công việc đúng với vị trí mình ứng tuyển để làm quen với công việc, quen với đồng nghiệp, quen với văn hóa công ty.

>>> Xem thêm: Đâu mới là địa chỉ học Hành chính nhân sự tốt nhất

Tùy theo từng vị trí cần tuyển dụng, quy trình cũng như cách thức và yêu cầu của các bài kiểm tra tuyển dụng có thể thay đổi (Tuyển dụng một CEO sẽ khó hơn so với tuyển dụng một nhân viên bán hàng). học quản lý nhân sự ở đâu

Tuy nhiên, về cơ bản, để có thể tuyển được một nhân viên tốt, phù hợp với vị trí, công việc thì bạn có thể tham khảo quy trình tuyển dụng nêu trên!

>>> Tham khảo thêm khóa học: Chuyên viên tuyển dụng

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *