Quy định về BHXH đối với quản lý doanh nghiệp

Quy định về BHXH đối với quản lý doanh nghiệp

Luật đã quy định cụ thể về việc doanh nghiệp sử dụng người lao động là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) phải đăng ký tham gia các loại bảo hiểm cho người lao động khi ký kết hợp đồng lao động. Vậy những quản lý doanh nghiệp có phải tham gia bảo hiểm xã hội không?

>>> Xem thêm: Mức hưởng chế độ thai sản

Theo Luật Doanh nghiệp 2014, người quản lý doanh nghiệp được ghi nhận tại khoản 18 Điều 4 của Luật này:   học hành chính nhân sự uy tín

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

…18. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.”

1. Về Bảo hiểm xã hội

Về Bảo hiểm xã hội (BHXH), Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11-11-2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, điểm đ khoản 1 Điều 2 của Nghị định này có ghi nhận “người quản lý doanh nghiệp”:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:

…đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;…”

2. Về Bảo hiểm Y tế

Về Bảo hiểm Y tế, Luật Bảo hiểm Y tế 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tại Điều 12. Điểm a khoản 1 của điều này cũng ghi nhận “người quản lý doanh nghiệp”:

“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);…”

3. Về Bảo hiểm thất nghiệp

Về Bảo hiểm thất nghiệp, Luật Việc làm 2013 quy định đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại Điều 43:

“Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”

Quy định về BHXH

4. Người lao động có phải tham gia bảo hiểm xã hội

Như vậy, đối với người quản lý doanh nghiệp là Giám đốc công ty đã ký kết hợp đồng lao động và có hưởng tiền công, tiền lương là đối tượng phải tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp. Doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng với đối tượng này có trách nhiệm đăng ký tham gia các loại BHXH, BHYT, BHTN.

Trong trường hợp doanh nghiệp không đăng ký tham gia bảo hiểm cho Giám đốc công ty, dẫn đến đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia hay đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định thì sẽ bị truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTT.

Tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động là mức căn cứ để đóng các loại BHXH, BHYT, BHTN.

Người quản lý doanh nghiệp là Giám đốc công ty đã ký kết hợp đồng lao động và có hưởng tiền công, tiền lương là đối tượng phải tham gia BHXH, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp.

Trong trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân trực tiếp làm giám đốc quản lý điều hành hoạt động kinh doanh theo khoản 2 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2014 hay Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên không phát sinh hợp đồng lao động giữa chính mình và doanh nghiệp cũng như không nhận tiền công, tiền lương từ việc quản lý điều hành doanh nghiệp, mà chỉ hưởng lợi nhuận từ kinh doanh của doanh nghiệp thì không bắt buộc phải tham gia bảo hiểm.

Còn trường hợp Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, giám đốc Công ty TNHH Một thành viên có ký kết hợp đồng lao động, có hưởng lương theo hợp đồng thì phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định đã đề cập ở trên.

>>> Xem thêm: Review khóa học quản trị hành chính nhân sự tốt nhất Hà Nội, TPHCM

Lưu ý khoản tiền lương, tiền công của Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH Một thành viên không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập Doanh nghiệp.

Trên đây, Nghiệp vụ Nhân sự vừa chia sẻ với bạn đọc những quy định về BHXH đối với quản lý doanh nghiệp. Các bạn tham khảo nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *