Quy định mức lương thử việc mới nhất

Quy Định Mức Lương Thử Việc Và Cách Tính Mới Nhất

Vấn đề thử việc hiện nay không còn xa lạ đối với người lao động. Trong quá trình thử việc người lao động cần phải nắm được các quy định về mức lương thử việccách tính lương thử việc. Những vấn đề này sẽ được Nghiệp Vụ Nhân Sự làm rõ trong bài viết dưới đây

1. Quy Định Về Thời Gian Thử Việc Mới Nhất

Quy định về thời gian nghỉ việc

Dựa theo Điều 25 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 có những quy định về thời gian thử việc như sau:

Thời gian thử việc là do hai bên thỏa thuận căn cứ theo tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với công việc và đảm bảo các điều kiện dưới đây:

– Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật quản lý, sử dụng vốn của nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

– Không quá 180 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn kỹ thuật từ mức cao đẳng trở lên.

– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ.

– Không quá 06 ngày làm việc đối với những công việc khác.

Sau khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động cần phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động (căn cứ Điều 27 Bộ luật Lao động 2019).

– Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng hoặc là phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp đã giao kết hợp đồng thử việc.

– Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì sẽ chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

Trong thời gian thử việc, mỗi bên sẽ có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng đã giao kết mà không cần phải thông báo trước và không phải bồi thường.

Tham khảo: REVIEW Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Tại TPHCM Tốt Nhất

2. Quy Định Về Hợp Đồng Thử Việc Mới Nhất

Dựa theo Điều 24 Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 quy định về hợp đồng thử việc như sau:

– Người sử dụng lao động và người lao động có thể về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

– Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại những điểm a, b, c, đ, g, h và khoản 1 Điều 21 Bộ luật lao động.

– Không áp dụng thử việc đối với người lao động có thời hạn giao kết hợp đồng lao động dưới 01 tháng.

Do đó nên thử việc có thể ghi trong hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng thử việc.

3. Mẫu Hợp Đồng Thử Việc 2022

Mẫu hợp đồng thử việc

Nội dung cần có trong hợp đồng thử việc:

– Tên công ty, số hợp đồng thử việc (góc trên bên trái)

– Quốc hiệu, tiêu ngữ (góc trên bên phải)

– Tên và địa chỉ của người sử dụng lao động và chức danh của người giao kết hợp đồng thử việc bên phía người sử dụng lao động

(Hiện nay hợp đồng thử việc không yêu cầu về chức danh bên phía người sử dụng lao động).

– Họ tên, ngày sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ CCCD/CMND hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng thử việc bên phía người lao động;

(So với quy định mới, quy định hiện hành ngoài CCCD/CMND, hộ chiếu của người lao động thì “các giấy tờ hợp pháp khác” của NLĐ vẫn được chấp nhận).

– Công việc ứng tuyển và địa điểm làm việc;

Mức lương thử việc theo công việc/ chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

– Trang thiết bị bảo hộ lao động cho người lao động;

– Thời hạn của hợp đồng thử việc tại Bộ luật lao động 2012 được thay bằng “thời gian thử việc” theo quy định mới.

Những LƯU Ý khi giao kết hợp đồng thử việc:

– Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng thử việc có thời hạn dưới 01 tháng

(Hiện nay quy định người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không áp dụng thử việc).

– Tiền lương thử việc của người lao động trong hợp đồng thử việc là do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

– Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

4. Mức lương thử việc theo quy định mới nhất 2022

Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động để thực hiện công việc theo như thỏa thuận.

Người sử dụng lao độngngười lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc.

Căn cứ vào Điều 26 Bộ luật lao động 2019 thì tiền lương thử việc của người lao động được quy định như sau:

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau nhưng ít nhất phải đạt mức 85% tiền lương của công việc đó.

5. Cách tính lương thử việc

– Theo mức lương chính thức.

Căn cứ vào Điều 26 Bộ luật lao động 2019 nêu rõ mức lương công ty cần phải trả cho người lao động trong thời gian thử việc: Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau nhưng ít nhất phải đạt mức 85% tiền lương của công việc đó.

Ví dụ: Mức lương chính thức của nhân viên Kế toán là 9.000.000 đồng. Vậy mức lương thử việc thấp nhất của nhân viên Kế toán là 9.000.000 x 85% = 7.650.000 đồng.

– Theo hiệu suất hoạt động

Ngoài cách tính trên, mức lương thử việc còn được tính theo hiệu suất lao động, đạt kết quả tốt thực hiện công việc. Chẳng hạn, đối với nhân viên kinh doanh ngoài lương căn bản còn có thêm phần trăm hoa hồng.

Tỷ lệ phần trăm hoa hồng nhiều hay ít phụ thuộc vào khả năng giao thiệp với khách hàng để chốt được hợp đồng.

– Theo giờ làm thêm, ngày nghỉ lễ

Trong thời gian thử việc, nếu như người lao động làm thêm giờ thì tiền lương làm thêm giờ được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 98 Bộ luật lao động 2019. Theo đó, nếu như:

+ Người lao động làm thêm ngày thường, lương ít nhất bằng 150%

+ Người làm công làm thêm những ngày nghỉ hàng tuần, lương ít nhất bằng 200%.

+ Người lao động làm thêm ngày nghỉ lễ, tết, lương ít nhất bằng 300% chưa kể tiền thưởng vào ngày lễ, tết, ngày nghỉ được hưởng lương.

6. Giải Đáp Một Số Vấn Đề Về Lương Thử Việc

Mức lương thử việc

#Lương thử việc bằng bao nhiêu phần trăm lương chính thức?

– Căn cứ theo Điều 26 Bộ luật lao động 2019 thì mức lương thử việc phải bằng ít nhất 85% lương chính thức. Do đó nếu như người sử dụng lao động đưa ra mức lương thử việc dưới 85% là trái với quy định của pháp luật.

#Lương thử việc có tính thuế thu nhập cá nhân không?

– Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 và Nghị định 65/2013/NĐ-CP thì tiền lương, tiền công là thu nhập của người lao động được nhận từ người sử dụng lao động bằng tiền Việt Nam đồng hoặc là các tài sản có giá trị quy đổi là các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

Tiền lương, tiền công từ lao động nói chung và lao động thử việc, lao động thời vụ dưới 03 tháng nói riêng đều là đối tượng điều chỉnh và là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân theo Luật thuế hiện hành.

Tuy nhiên, không phải 100% mức lương thử việc đều sẽ phải đóng 10% thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp lương thử việc phải đóng thuế thu nhập cá nhân là:

+ Người lao động thử việc và ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên: trong trường hợp này, nếu người lao động có mức thu nhập trên 11 triệu đồng (không có người phụ thuộc, trong trường hợp nếu có người phụ thuộc thì thu nhập trên 15,4 triệu đồng) thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

+ Người lao động thử việc và ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng: Hợp đồng trong thời gian thử việc chưa phải là hợp đồng lao động do đó với mức thu nhập từ trên 2 triệu đồng thì người lao động trong thời gian thử việc phải đóng thuế thu nhập cá nhân với mức thuế 10%.

#Lương thử việc có bao gồm phụ cấp không?

– Căn cứ theo Khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động 2012 thì: Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp tiền lương và các khoản phụ cấp khác.

#Thử việc có được hưởng lương ngày lễ?

– Nhân viên thử việc nếu đã ký hợp đồng thử việc thì sẽ được hưởng lương ngày lễ tết theo đúng quy định của pháp luật.

#Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không?

– Căn cứ Điều 27 Bộ luật lao động 2012:

“Trong thời gian thử việc, mỗi bên sẽ có quyền hủy bỏ thỏa thuận mà không cần báo trước và không cần phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà 2 bên đã thỏa thuận”.

Theo đó, trong thời gian thử việc, người lao động thấy không phù hợp thì có thể tự giác nghỉ việc mà không cần phải thông báo trước và đồng thời người lao động cũng không cần bồi thường hợp đồng nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà 2 bên đã thỏa thuận.

Do đó việc tự nghỉ trong thời gian thử việc không vi phạm các quy định của pháp luật nên người lao động có thể yêu cầu người sử dụng lao động thanh toán cho mình khoản tiền những ngày làm thử mà chưa được trả lương.

Tham khảo thêm:

Bài viết trên đây là những thông tin về quy định mức lương thử việc cách tính lương thử việc mới nhất. Mong rằng qua những chia sẻ của Nghiệp Vụ Nhân Sự trong bài viết sẽ giúp các bạn nắm rõ được những quy định về lương thử việc để bảo vệ quyền lợi của mình.

Nếu cần hỗ trợ, bạn có thể đặt câu hỏi bằng cách comment dưới bài viết này

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *