Phong cách lãnh đạo là gì

Phong Cách Lãnh Đạo Là Gì? Các Phong Cách Lãnh Đạo Hiện Nay

Trong một tổ chức, doanh nghiệp thì phong cách lãnh đạo được sử dụng để phản ánh quá trình quản lý và dìu dắt nhân viên phát triển.

Bài viết dưới đây Nghiệp Vụ Nhân Sự sẽ trình bày khái niệm phong cách lãnh đạo là gì những nội dung về phong cách lãnh đạo và các phong cách lãnh đạo hiện nay.

I. Phong Cách Lãnh Đạo Là Gì?

Phong cách lãnh đạo được coi là một phương thức hoặc cách thức giúp cho những nhà lãnh đạo đưa ra các bản kế hoạch, phương hướng hoạt động cũng như đặt ra mục tiêu để thực hiện. Đồng thời cũng thể hiện sự động viên đến toàn thể nhân viên cấp dưới.

Qua góc nhìn từ phía của một nhân viên, phong cách lãnh đạo phần lớn sẽ biểu thị qua những hành động rõ ràng hoặc ngụ ý từ lãnh đạo của họ. Phong cách lãnh đạo cũng chính là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đếm hiệu quả trong việc quản lý của các nhà lãnh đạo.

Ngoài ra, đó cũng ảnh hưởng đến tập hợp, thu hút những nhà điều hành đối với quá trình thực hiện các mục tiêu mà tổ chức đã đề ra.

Phong cách lãnh đạo

»»» REVIEW Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Tại TPHCM Tốt Nhất

II. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Phong Cách Lãnh Đạo

1. Hoàn cảnh lịch sử của môi trường công tác

Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo. Hầu như các nhà lãnh đạo sẽ thường áp dụng phong cách làm việc trong môi trường làm việc cũ vào môi trường làm việc hiện tại. Vì khi làm việc tại môi trường cũ các nhà lãnh đạo đã có những thói quen trong cách làm việc và điều đó rất khó có thể thay đổi.

2. Môi trường đào tạo

Được làm việc tại một môi trường tốt và có tính kỷ luật cao nhưng mọi việc mang tính chất dân chủ hoặc độc đoán hoặc tự do thì các nhà lãnh đạo sẽ có phong cách lãnh đạo đó. Do các nhà lãnh đạo đã tiếp xúc với môi trường đó trong một khoảng thời gian dài tiếp xúc vậy nên nó sẽ góp phần tác động đến việc tạo nên phong cách của nhà lãnh đạo.

3. Tâm lý của nhà lãnh đạo

Tâm lý cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến phong cách lãnh đạo. Hầu hết mọi người khi mới bắt đầu vào công việc có phần e ngại và không dám thể hiện hết phong cách lãnh đạo của mình. Tuy nhiên qua một khoảng thời gian dài làm việc, mọi việc tiến triển tốt đẹp thì họ mới bộc lộ hết phong cách lãnh đạo của mình.

4. Trình độ và năng lực của các nhà lãnh đạo

Phụ thuộc vào trình độ cũng như năng lực của bản thân mà các nhà lãnh đạo sẽ chọn cho phong cách lãnh đạo khác nhau. Ví dụ với những người có năng lực tốt, trình độ chuyên môn cao thì thường sẽ chọn phong cách lãnh đạo độc đoán để mang đến hiệu quả công việc nhanh chóng.

Ngược lại, những nhà lãnh đạo không có kỹ năng chuyên môn tốt thì sẽ không dám tự mình đưa ra các quyết định trong công việc. Họ thường sẽ phải tham khảo thêm ý kiến từ cấp dưới của họ. Vì vậy với những nhà lãnh đạo này thường sẽ là phong cách lãnh đạo tự do hoặc phong cách dân chủ.

III. Các Phong Cách Lãnh Đạo – Ưu Nhược Điểm

1. Phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đoán là phong cách mà những nhà lãnh đạo sẽ tự đưa ra các ý kiến và bắt buộc nhân viên của mình phải thực hiện theo các quyết định của họ. Nhân viên cấp dưới sẽ không có bất kỳ một lời khuyên hoặc ý kiến đóng góp nào.

Phong cách này sẽ thường chỉ được áp dụng đối với một số trường hợp nhà lãnh đạo đã nắm chắc được sự thành công khi nhân viên thực hiện theo quyết định mình hoặc khi nhận thấy được các nhân viên đã có đủ động lực để làm việc.

– Ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

+ Làm cho các nhân viên cấp dưới có thể nhìn nhận thẳng vấn đề và giải quyết vấn đề được nhanh chóng nhất.

+ Làm dập tắt được các mâu thuẫn nội bộ giữa các nhân viên và giúp cho nhân viên làm việc một cách nghiêm túc, tự ý thức được về công việc của mình.

– Nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

+ Gây nên cảm giác gò bó, khó chịu đối với các nhân viên.

+ Dễ khiến cho nhân viên làm việc theo kiểu thụ động.

+ Hạn chế khả năng sáng tạo trong công việc của các nhân viên.

2. Phong cách lãnh đạo dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ là phong cách mà tại đó các nhà lãnh đạo sẽ cho phép nhân viên cấp dưới tham gia vào quá trình đưa ra các quyết định trước vấn đề nào đó. Nhân viên cùng với nhà lãnh đạo của mình phân tích vấn đề và tìm ra những phương hướng và cách giải quyết vấn đề.

Tuy nhân viên có đưa ra các ý kiến đóng góp nhưng quyết định cuối cùng sẽ thông qua nhà lãnh đạo. Điều đó cũng có nghĩa là nhà lãnh đạo đang nhận được sự tôn trọng của các nhân viên chứ không phải bởi trình độ yếu kém mà phải cần tới sự đóng góp ý kiến từ các nhân viên.

– Ưu điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

+ Tạo nên một bầu không khí làm việc được cởi mở, thoải mái, chân thành làm cho mọi người có sự tự tin hơn trong công việc và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

+ Gây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà lãnh đạo và nhân viên của mình.

+ Giúp cho các nhân viên có thể chủ động và sáng tạo hơn trong quá trình làm việc và phát huy hết những năng lực của bản thân.

+ Nhờ có những cuộc thảo luận mà vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng nhất có thể.

– Nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ

+ Tồn tại một số những nhược điểm của phong cách lãnh đạo này như là trường hợp nhà lãnh đạo đó nhu nhược, không có sự quyết đoán thường sẽ ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định. Khi đó các quyết định đưa ra có thể sẽ bị sai lệch, chậm chạp. Đồng thời nhà lãnh đạo cũng có thể sẽ dễ rơi vào tình trạng ba phải và phụ thuộc quá nhiều vào ý kiến của tập thể.

3. Phong cách lãnh đạo tự do

Phong cách lãnh đạo tự do là phong cách mà tại đó các nhà lãnh đạo thường sẽ chỉ giao nhiệm vụ hoặc vạch ra những kế hoạch chung cho nhân viên cấp dưới, họ ít khi trực tiếp tham gia vào công việc. Các nhân viên được giao khoán công việc và được quyền đưa ra các quyết định cũng như sẽ là người phải chịu những trách nhiệm về quyết định mình đưa ra với cấp trên.

Phong cách lãnh đạo tự do thường hay được áp dụng đối với nhà quản lý có quá nhiều vấn đề cần phải giải quyết và họ tin tưởng vào khả năng, năng lực của nhân viên mình.

– Ưu điểm của phong cách lãnh đạo tự do

+ Tạo điều kiện cho nhân viên làm việc độc lập và giúp đảm bảo được hiệu quả làm việc.

+ Đề cao tinh thần của cá nhân và trách nhiệm của nhân viên đối với công việc.

– Nhược điểm của phong cách lãnh đạo tự do

+ Nhà lãnh đạo theo phong cách này và nhân viên thường sẽ dễ dàng buông thả, không theo kỷ luật, nề nếp. Điều đó có thể dẫn đến kết quả trong công việc không được tốt.

+ Trường hợp không kiểm soát tốt có thể dẫn tới sự xung đột trong tập thể.

Xem thêm:

Bài viết trên đây chia sẻ những thông tin có liên quan đến phong cách lãnh đạo và các phong cách lãnh đạo hiện nay.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *