Người lao động đi cách ly tập trung hay ngừng việc do giãn cách xã hội thì có được trả lương? Đây là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người lao động. Diễn biến tình hình dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, đây là nỗi lo của nhiều người lao động hiện nay, đặc biệt đối với người lao động là F1, F2 buộc phải cách ly y tế tập trung.
>>> Xem thêm: Mức hưởng chế độ thai sản
1. Căn cứ Điều 99 Bộ luật Lao động 2019:
Căn cứ theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương ngừng việc như sau:
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc…
Như vậy, việc trả lương ngừng việc cho người lao động sẽ được thực hiện như sau:
– Người lao động được trả đủ tiền lương nếu phải ngừng việc do giãn cách xã hội hoặc để đi cách ly tập trung là do lỗi của người sử dụng lao động. Nếu do lỗi của chính người lao động dẫn đến việc buộc đi cách ly tập trung thì người lao động sẽ không được nhận lương.
– Đối với trường hợp người lao động ngừng việc do giãn cách xã hội hoặc phải đi cách ly tập trung theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc sẽ do thỏa thuận theo quy định sau:
+ Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
+ Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do giãn cách xã hội sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
=> Kết luận tóm tắt:
Trường hợp người lao động phải ngừng việc do giãn cách xã hội hoặc để đi cách ly do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng.
Trường hợp người lao động phải ngừng việc do giãn cách xã hội hoặc để đi cách ly do lỗi của người lao động thì người lao động không được trả lương. học hành chính nhân sự
Trường hợp người lao động phải ngừng việc do giãn cách xã hội hoặc để đi cách ly không phải do lỗi của cả người sử dụng lao động và người lao động và trường hợp người lao động không thể đi làm do giãn cách xã hội thì người lao động được trả lương ngừng việc theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Cụ thể, lương ngừng việc do giãn cách xã hội hoặc đi cách ly thỏa thuận:
– Không thấp hơn mức lương tối thiểu (nếu ngừng việc <= 14 ngày làm việc).
– Không thấp hơn mức lương tối thiểu trong 14 ngày đầu tiên (nếu ngừng việc > 14 ngày làm việc).
2. Những lưu ý cần biết dành cho người lao động đi cách ly tập trung hay ngừng việc do giãn cách xã hội
Trên thực tế, tại thời điểm dịch Covid-19 vừa bùng phát, Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL ngày 25/3/2021 hướng dẫn về vấn đề này. học hành chính nhân sự
Cụ thể tại Điều 2 Công văn trong trường hợp người lao động phải ngừng việc trong thời gian thực hiện cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì tiền lương của người lao động trong thời gian ngừng việc do hai bên thoả thuận .
Tuy nhiên, Điều 2 Công văn này chỉ tính đến trường hợp người lao động đã bị cách ly trên thực tế mà không đề cập tới vấn đề người đó có lỗi hay không.
Như vậy, nếu có trường hợp ngoại lệ (ví dụ một người biết người khác là F0, F1 nhưng vẫn cố ý tiếp xúc dẫn tới phải cách ly) thì dựa trên nguyên tắc áp dụng pháp luật, vấn đề tiền lương ngừng việc vẫn sẽ căn cứ vào quy định của Bộ Luật lao động 2019.
Mức lương tối thiểu vùng theo quy định hiện hành: học hành chính nhân sự
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I: 4.420.000 đồng/tháng.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II: 3.920.000 đồng/tháng.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III: 3.430.000 đồng/tháng.
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.
>>> Xem thêm: Review khóa học quản trị hành chính nhân sự tốt nhất Hà Nội, TPHCM
Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều cá nhân người lao động và tổ chức kinh tế chịu nhiều sự ảnh hưởng không ít đến nguồn thu vào do ảnh hưởng từ diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19. Do đó, người lao động cần biết những quyền lợi mình được hưởng khi bị sự ảnh hưởng như vậy.
Trên đây, Nghiệp vụ Nhân sự đã phân tích và giải đáp với bạn đọc thắc mắc người lao động đi cách ly tập trung hay ngừng việc do giãn cách xã hội thì có được trả lương không? Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho các bạn nhiều thông tin hưu ích.