Bảng chấm công

Mẫu Bảng Chấm Công Excel Mới Nhất

Bảng chấm công là một loại biểu mẫu vô cùng thông dụng và hữu ích đối với các doanh nghiệp, bởi nó giúp bộ phận nhân sự hành chính theo dõi được ngày công, ngày nghỉ, mức độ chuyên cần của toàn bộ đội ngũ nhân viên để lấy căn cứ chính xác trả lương cho họ vào cuối tháng.

Vậy Bảng chấm công là gì mẫu bảng chấm công mới nhất năm 2022 như thế nào cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây cùng Nghiệp vụ nhân sự nhé!

 Review khóa học hành chính nhân sự tốt nhất TP Hồ Chí Minh

I Bảng chấm công là gì?

Bảng chấm công là một loại biểu mẫu phổ biến được dùng trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội,… để đánh giá sự chuyên cần, chăm chỉ, tích cực, hiệu quả công việc của từng nhân viên, qua đó làm cơ sở để trả lương.

Hàng ngày, tổ trưởng (hoặc quản lý) phòng ban căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận để chấm công cho từng người lao động. Cụ thể, ghi vào các ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 (ngày 1 đến ngày 31) theo các ký hiệu được quy định trước.

Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các giấy tờ liên quan như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội, giấy xin nghỉ việc,… Bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu và tính lương cho nhân viên.

II Những phương pháp chấm công hiện nay

Hiện nay có nhiều phương pháp chấm công được nhiều doanh nghiệp lựa chọn tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, các hình thức chấm công phổ biến hiện nay bao gồm:

1 Chấm công theo ngày

Mỗi  người lao động làm việc tại doanh nghiệp sẽ thực hiện chấm công trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc ca làm việc trong ngày  và người phụ trách chấm công sau đó sẽ dùng 1 ký hiệu (đã được quy ước thường là dấy “x” ) để chấm công ngày đó tương ứng cho nhân viên.

2 Chấm công theo giờ

​​​​​​​Trường hợp người lao động làm việc theo giờ thì áp dụng chấm công theo giờ – làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo ký hiệu quy định rồi ghi số giờ công thực bên cạnh ký hiệu tương ứng.

3 Chấm công bằng máy chấm công, vân tay, thẻ từ

​​​​​​​Hệ thống máy chấm công vân tay kiểm soát ra vào là một cỗ máy làm thay nhiệm vụ chấm công của 1 nhân viên nhân sự làm nhiệm vụ chấm công. Nhưng vì là máy móc nên sẽ không có sự sai sót và rất chính xác trong việc chấm công tính lương và kiểm soát giờ giấc làm việc của nhân viên.

4 Chấm công nghỉ bù

​​​​​​​Người lao động làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm  khi đó họ được chấm nghỉ bù và vẫn tính trả lương thời gian.

III  Mẫu bảng chấm công File Excel mới nhất năm 2022

Hàng ngày, trưởng phòng, ban, bộ phận,… hoặc người được ủy quyền căn cứ tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công vào Bảng chấm công cho từng người trong ngày, ghi vào các ngày tương ứng trong tháng theo các ký hiệu quy định trong chứng từ.

mau cham cong1

Tùy thuộc vào điều kiện sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị để thực hiện phương pháp chấm công thích hợp và hiệu quả.

Mẫu Bảng chấm công trên đây được thực hiện theo phương pháp chấm công theo ngày. Theo đó, người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm các việc khác như học tập, hội nghị, nghỉ chế độ,… thì dùng ký hiệu tương ứng để chấm công cho ngày đó.

*Lưu ý:

+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 công việc có thời gian khác nhau thì chấm công theo công việc chiếm nhiều thời gian nhất.

Ví dụ: Lao động A dự hội nghị 5 tiếng, làm việc tại đơn vị 3 tiếng thì cả ngày chấm công theo việc dự hội nghị.

+ Nếu trong ngày, người lao động làm 2 công việc có thời gian bằng nhau thì chấm công theo công việc diễn ra trước.

Ví dụ: Lao động B dự hội nghị 4 tiếng, làm việc tại đơn vị 4 tiếng thì cả ngày chấm công theo việc dự hội nghị.

Bảng chấm công thể hiện rõ số ngày trong tháng (tối thiểu 28 ngày và tối đa 31 ngày tùy theo tháng). Tương ứng với các ngày là các thứ trong tuần. Việc lập bảng chấm công chi tiết sẽ thuận lợi cho người quản lý trong việc theo dõi, đánh giá nhân viên của mình.

Người lao động làm việc tại đơn vị đủ thời gian theo hợp đồng lao động, nội quy, quy chế cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sẽ được tính là 01 công và đánh dấu “x” vào ngày đó.

Các trường hợp khác đánh dấu theo ký hiệu tương ứng.

Tổng hợp công theo tháng (Từ cột 35 – cột 39):

+ SP: Tổng số công làm việc trong tháng của người lao động;

+ P: Tổng số ngày người lao động nghỉ phép trong tháng;

+ L: Tổng số ngày nghỉ lễ trong tháng theo quy định của Nhà nước (bao gồm ngày nghỉ chính thức và ngày nghỉ bù);

+ Ô: Tổng số ngày người lao động nghỉ ốm trong tháng (nếu có);

+ CĐ: Tổng số ngày người lao động nghỉ hưởng chế độ trong tháng (du lịch, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ không hưởng lương, lao động nghĩa vụ,…)

Cuối tháng, người chấm công và người phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển Bảng chấm công cùng các giấy tờ liên quan (Đơn xin nghỉ mát, Đơn xin nghỉ việc không hưởng lương,…) về bộ phận kế toán kiểm tra, đối chiếu.

Bộ phận kế toán xây dựng bảng lương tháng trả cho người lao động và trình cùng Bảng chấm công này tới Giám đốc/Tổng Giám đốc ký phê duyệt.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về Mẫu bảng chấm công mới nhất. Nếu bạn cần trang bị thêm các kiến thức về nghiệp vụ Quản trị nhân sự, bạn có thể tham khảo thêm các Khóa học Hành chính nhân sự sẽ giúp bạn thành thạo các kỹ năng của một nhân viên hành chính nhân sự tổng hợp dưới sự giảng dạy của các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nhân sự.

»»» Xem thêm:

 Cách viết đơn xin việc viết tay phổ biến nhất

♥ Mẫu biên bản làm việc mới nhất

♥ Cách viết khóa luận tốt nghiệp

 Định mức lao động là gì? Cách xây dựng định mức lao động

 Cách viết hồ sơ xin việc từ A-Z

Nghiệp vụ nhân sự chúc bạn thành công!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *