Lương khoán là gì

Lương Khoán Là Gì? Các Cách Tính Lương Khoán Phổ Biến

Lương khoán là hình thức trả lương hiện nay được nhiều người lao động muốn được trả. Mức lương sẽ được trả dựa vào thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Vậy lương khoán là gì? Các cách tính lương khoán như thế nào hãy cùng Nghiệp vụ nhân sự  tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 Review khóa học hành chính nhân sự tốt nhất TP Hồ Chí Minh

I LƯƠNG KHOÁN LÀ GÌ?

Lương khoán tên tiếng anh là Payroll là hình thức trả lương dựa trên khối lượng, số lượng và chất lượng công việc hoàn thành. Hình thức trả lương này có thể tính theo thời gian, trên đơn vị sản phẩm, hoặc trên doanh thu, thậm chí là lãi gộp trong tháng.

II CÁC CÁCH TÍNH LƯƠNG KHOÁN

Tùy vào tính chất công việc, vị trí cũng như thời gian hợp tác mà các doanh nghiệp có nhiều hình thức trả lương cho nhân viên như: Lương khoán, lương trả theo thời gian, lương trả theo sản phẩm, lương/ thưởng theo doanh thu,…

1 Công thức tính lương khoán

Tiền lương mà mức chi trả của doanh nghiệp dành cho người lao động với điều kiện không được thấp hơn mức lương tối thiểu được nhà nước quy định. Lương khoán sẽ được tính theo công thức sau:

Lương = Mức lương khoán x Tỷ lệ (%) hoàn thành công việc

Dù lựa chọn bất kỳ hình thức nào thì doanh nghiệp đều phải duy trì trong một thời gian nhất định kể cả lương khoán. Trong trường hợp thay đổi thì doanh nghiệp phải báo trước cho người lao động trong thời gian luật định.

2 Ví dụ trả lương khoán

Lương khoán là gì

Để hiểu rõ hơn về cách tính lương khoán Nghiệp vụ nhân sự gửi đến bạn đọc một ví dụ cụ thể như sau:

Chị A làm việc tại doanh nghiệp B

Chị A được thuê xâu vòng trong khoảng thời gian 3 tháng phải hoàn thành 5.000 chuỗi sẽ được trả 5.000.000đ. 

Trong khoảng thời gian này, chị A chỉ sâu được 4.000 chuồi, đạt 80% khối lượng công việc được giao

Như vậy, lương chị A nhận được từ doanh nghiệp B sẽ là:

5.000.000*80%=4.000.000đ.

III NHỮNG LƯU Ý KHI TRẢ LƯƠNG KHOÁN

Hình thức trả lương khoán yêu cầu các doanh nghiệp cần phải tính toán mức lương khoán sao cho phù hợp, vừa phải tối ưu được chi phí thuê nhân sự mà vẫn đảm bảo được mức lương phù hợp cho người lao động. 

Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên đưa ra những mức hoàn thành công việc khác nhau, và mỗi mức cao hơn sẽ nhận được tỷ lệ lương khoán cao hơn. Ngoài ra, có thể kèm thêm tiền thưởng để thúc đẩy người lao động phát huy tối đa năng suất làm việc của mình. 

Bên cạnh đó, khi làm hợp đồng giao khoán, doanh nghiệp cần cực kỳ chú ý đến các điều khoản, và yêu cầu công việc một cách rõ ràng, chi tiết,…để tránh được những tranh cãi, hiểu lầm giữa hai bên. 

IV QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI NHẬN LƯƠNG KHOÁN

Cũng giống như các hình thức trả lương khác, lương khoán cũng có những quyền lợi dành riêng cho người lao động cụ thể như sau:

1 Tính thuế TNCN đối với lương khoán

Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho các cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng có tổng mức thu nhập từ 2.000.000 đồng / lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân. 

Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên những ước tính tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi đã trừ đi các khoản chưa đến mức phải nộp thuế TNCN thì cần làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) để làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ TNCN. 

Tóm lại, về nguyên tắc, khi trả lương theo hình thức lương khoán, doanh nghiệp vẫn phải tiến hành khấu trừ thuế TNCN theo mức 10%. Nếu không muốn khấu trừ, doanh nghiệp cần phải yêu cầu cá nhân hoàn thành mẫu đơn cam kết 02/CK-TNCN theo hướng dẫn.

2 Lao động nhận lương khóa không được đóng BHXH

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Khoản 2, Điều 21 Luật BHXH năm 2014, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm người làm việc theo hợp động lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Tuy nhiên, những loại công việc mang tính chất ổn định, lâu dài thì thường không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động.

Như vậy, theo căn cứ quy định tại Điều 2 Luật BHXH 2014 thì người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Do đó, trong trường hợp giao kết hợp đồng khoán việc, thì doanh nghiệp không cần phải đóng BHXH cho NLĐ.

Việc tính lương cho nhân viên đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm rõ những quy định trong luật lao động, cũng như các thủ các chuyên môn nghiệp vụ. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tính toán tiền lương cho nhân viên, MISA đã nghiên cứu và phát triển thành công phần mềm tính lương, được nhiều doanh nghiệp tin dùng. 

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về Lương khóan và cách tính lương khoán. Nếu bạn cần trang bị thêm các kiến thức về nghiệp vụ Quản trị nhân sự, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học Hành chính nhân sự sẽ giúp bạn thành thạo các kỹ năng của một nhân viên hành chính nhân sự tổng hợp dưới sự giảng dạy của các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nhân sự.

»»» Xem thêm:

♥ Cách viết đơn xin việc viết tay phổ biến nhất

♥ Mẫu biên bản làm việc mới nhất

♥ Cách viết khóa luận tốt nghiệp

♥ Định mức lao động là gì? Cách xây dựng định mức lao động

♥ Cách viết hồ sơ xin việc từ A-Z

Nghiệp vụ nhân sự chúc bạn thành công!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *