Đội ngũ nhân viên có chất lượng hay không phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của nhà tuyển dụng. Một chiến lược tuyển dụng không tốt sẽ khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều chi phí và thời gian để đào tạo cũng như giải quyết những tổn thất mà nhân viên đó gây ra. Do đó, để nâng cao hiệu suất tuyển dụng, mỗi nhà tuyển dụng cần xây dựng những chương trình phỏng vấn phù hợp kết hợp với các kỹ năng bài bản nhằm chọn lọc được những ứng viên tiềm năng trong các vị trí làm việc. học kế toán cấp tốc
Như vậy, dù tuyển dụng ở vị trí nào doanh nghiệp cũng cần xây dựng một quy trình phỏng vấn cụ thể, chi tiết ngay từ đầu. Để từ đó công tác phỏng vấn sẽ đi theo một quy trình chuẩn sẽ tránh tối đa được sai sót trong phỏng vấn
Quy trình phỏng vấn tại doanh nghiệp
Hiểu rõ vị trí mà mình tuyển dụng
Trước khi bạn muốn tuyển dụng bất kỳ ứng viên nào thì bạn phải nghiên cứu, nắm rõ các thông tin và yêu cầu chính của vị trí đó. Các yếu tố liên quan đến vị trí đang tuyển dụng như : kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức, các phẩm chất cần thiết với yêu cầu công việc, nhiệm vụ và mục tiêu công việc. Bạn nên thống nhất 1 hình mẫu lý tưởng về ứng viên thông qua các yếu tố này, như vậy bạn sẽ không tốn nhiều thời gian tìm ra được ứng viên tiềm năng cho vị trí bạn cần. Nếu ứng viên luôn tìm cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì nhà tuyển dụng cũng cần học cách tạo ấn tượng với ứng viên dù có nhận người đó vào làm việc hay không.
»»» Xem thêm: Làm thế nào để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng ?
Chuẩn bị bộ câu hỏi phỏng vấn
Việc đặt câu hỏi với ứng viên là vô cùng quan trọng, điều này giúp nhà tuyển dụng có thể khai thác và làm rõ hơn bản thân ứng viên và các thông tin trên CV xin việc. Các câu hỏi cần được bộ phận tuyển dụng thống nhất với nhau trước mỗi cuộc phỏng vấn
Cấu trúc 1 buổi phỏng vấn
Một trong những điều quan trọng của cách phỏng vấn hiệu quả là nắm vững cấu trúc của buổi phỏng vấn. Đầu tiên, bạn nên đưa ra một mô tả ngắn gọn về công ty, sau đó đề cập đến các nhiệm vụ công việc. Hãy đưa ra các câu hỏi bạn đã chuẩn bị, đồng thời đưa ra các câu hỏi đào sâu hơn để nắm được khả năng của ứng viên. Hơn thế nữa, phỏng vấn là quá trình hai chiều, vì vậy bạn cũng nên cho ứng viên khoảng thời gian để đặt câu hỏi về những điều họ thắc mắc.
Đánh giá hiệu quả phỏng vấn
Trong quá trình phỏng vấn có rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động gây ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn khiến kết quả trở nên thiếu chính xác. Do đó, việc đánh giá lại quá trình là cần thiết, giúp duy trì được tính thống nhất và đẩy nhanh tiến độ công việc, nhất là khi số lượng phỏng vấn quá lớn. Việc đánh giá này nên dựa trên những tiêu chí xoay quanh yêu cầu vị trí công việc đang tuyển dụng học xuất nhập khẩu thực tế
Phỏng vấn là bước không thể thiếu trong quá trình tuyển dụng, quyết định chất lượng nhân sự tại mỗi doanh nghiệp. Do đó, xây dựng một quy trình phỏng vấn bài bản, khách quan, chính xác là giúp kết nối nhu cầu giữa nhà tuyển dụng và ứng viên; đảm bảo tìm ra cá nhân phù hợp nhất.
»»» Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp chìa khóa của mọi sự thành công