headhunter

Headhunter Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Nghề Headhunter

Head Hunter là gì? Cần biết gì về Headhunter là câu hỏi của nhiều người đang làm việc trong lĩnh vực nhân sự.

Để tìm hiểu thêm cách để trở thành một Headhunter hãy cùng Nghiệp vụ nhân sự  tham khảo bài viết dưới đây nhé!

 Review khóa học hành chính nhân sự tốt nhất TP Hồ Chí Minh

I HEADHUNTER LÀ GÌ?

Headhunter là cụm từ chỉ những người làm trong nhóm ngành nhân sự chuyên đi săn chất xám, nhân tài theo các đơn đặt hàng từ các công ty khách hàng hoặc cho chính công ty mình. Những người làm công việc Headhunter có thể xuất thân từ bất kỳ ngành nào, nhưng đa phần là trong nhóm ngành Kinh tế và Xã hội.

Headhunter hay còn gọi là “thợ săn đầu người” là cụm từ chỉ những người làm trong nhóm ngành nhân sự_HR- Human Resource là những người chuyên đi săn chất xám tìm ra các ứng viên tài giỏi, các nhân sự cấp cao cho các tập đoàn, doanh nghiệp. Headhunter có thể xuất thân từ bất kỳ ngành nào, nhưng đa phần là trong nhóm ngành Kinh tế và Xã hội.

II CÔNG VIỆC CỦA HEADHUNTER LÀ GÌ?

Phải phân biệt rõ Headhunter và chuyên viên tuyển dụng. Chuyên viên tuyển dụng chỉ thực hiện việc tuyển dụng theo quy trình có sẵn, còn headhunter sẽ tự đưa ra cách để tuyển dụng người phù hợp nhất là người mang ứng viên và nhà tuyển dụng tới gần nhau hơn. Mỗi “thợ săn” có cách làm việc khác nhau, nhưng đều có các đặc điểm chung dưới đây: 

Khi tư vấn cho ứng viên, Headhunter sẽ giúp ứng viên nhanh chóng tìm được vị trí phù hợp, phát huy năng lực và phát triển được sự nghiệp một cách tốt nhất. Mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn, nhu cầu nhân lực chất lượng cao tăng.

Đặc biệt, nhân viên ở vị trí càng cao thì càng khó tuyển dụng được một ứng viên chất lượng. phát từ nhu cầu này, headhunter ra đời để thay doanh nghiệp đi tìm ứng viên đó.  Công ty săn đầu người giống một dạng “mai mối” nhân tài và doanh nghiệp

Khi bắt đầu một công việc tuyển dụng, Headhunter sẽ tìm kiếm thông tin để hiểu về vị trí việc làm đang được đăng tuyển của doanh nghiệp. Headhunter cần tìm kiếm ứng viên thông qua các kênh việc làm và ngay cả khai thác trong mối quan hệ cá nhân của mình  

Khi ứng viên gửi hồ sơ, headhunter sẽ gửi lại cho nhà tuyển dụng để họ xem xét mức độ phù hợp và hẹn lịch phỏng vấn. Kết thúc buổi phỏng vấn, nếu ứng viên được chọn, doanh nghiệp sẽ thảo luận với ứng viên đó về công việc cụ thể cùng chế độ lương, thưởng, chính sách đãi ngộ… qua gặp trực tiếp hoặc qua thư mời thử việc.

Doanh nghiệp phải đồng loại gửi thư mời thử việc cho cả ứng viên và  Headhunter.  Một quy trình tuyển dụng sử dụng Headhunting thường kéo dài khoảng 1.5 tháng. Công việc của các thợ săn đầu người chưa dừng lại ở việc tìm ứng viên, tạo ra các buổi phỏng vấn cho ứng viên với doanh nghiệp.

Nếu ứng viên trúng tuyển, Headhunter lại tiếp tục theo dõi ứng viên làm việc ở công ty đó và tư vấn thêm cho ứng viên các thông tin về doanh nghiệp. Nếu như ứng viên không thể tiếp tục công việc thì các thợ săn cần tìm ra nguyên nhân để đưa ra giải pháp phù hợp cho ứng viên.

Từ nhưng công việc trên càng có thể thấy công việc xảu môt Headhunter không đơn giản như công việc của một chuyên viên tuyển dụng thông thường mà cần sự tích hợp của rất nhiều kỹ năng. Hãy cùng tìm hiểu xem làm thế nào để trở thành một Headhunter chuyên nghiệp nhé.

III LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH HEADHUNTER

headhunter

Như đã đề cập ở trên đẻ trở thành một Headhunter chuyên nghiệp đòi hỏi rất nhiều yếu tố quan trọng nhất là các kỹ năng sau:

1 Kỹ năng thuyết phục 

Để trở thành một Headhunter chuyên nghiệp kỹ năng thuyết phục chiếm tỷ lệ quan trọng tới 60% và 40% kỹ năng về nhân sự, do vậy, thực chất bất cứ ai cũng có thể làm headhunter nhưngbước chân vào nghề này với nền tảng xuất thân từ ngành bán hàng sẽ là một lợi thế. Bản chất các “thợ săn đầu người” là những nhân viên bán hàng.

2 Kỹ năng đàm phán

Trong rất nhiều trường hợp, khách hàng có những yêu cầu “trên trời dưới đất” nên không thể tìm thấy ứng viên phù hợp, lúc này lại phải đầm phán những ứng viên đạt 70-80% yêu cầu cho nhà tuyển dụng bằng cách dùng những điểm ưu thế riêng  của ứng viên để nhà tuyển dụng quyết định gật đầu, cho ứng viên một cơ hội “thử sức”.

3 Biết cách tạo quan hệ 

Sẽ có rất nhiều ứng viên tài năng không xuất hiện trong cơ sở dữ liệu vì còn trẻ hoặc chưa từng nộp hồ sơ vào các công ty tuyển dụng, những ứng viên này được gọi là ứng viên tiền năng tiềm ẩn. Và không còn cách nào khác, các “thợ săn” nên biết cach tạo các cuộc gặp gỡ riêng với họ để tạo dựng mối quan hện. Thông qua những người bạn, người quen trong lĩnh vực mà khách hàng đang tìm kiếm, các “thợ săn” thường sẽ tìm ra người mình mong muốn. Từ đó, họ tiếp cận và thuyết phục ứng viên chấp nhận ứng tuyển vào vị trí công việc của công ty khách hàng. Càng làm lâu trong nghề, kỹ năng này càng được nâng cao vì mạng lưới quan hệ của người làm “thợ săn” càng rộng.

4 Biết cách quản lý công việc 

Các công ty “săn đầu người” chuyên nghiệp có một hệ thống dữ liệu cá nhân khổng lồ về nhân sự trong nhiều lĩnh vực khác nhau, kể cả các nhân sự cao cấp. Do vậy, để trợ thành một headhunter thực thụ điều đầu tiên bạ cần là lưu trữ được hết thông tin của từng ứng viên và chỉ cần khi có dịp chỉ cần “Enter” là có ngay bứng viên phù hợp.

5 Biết cách nhìn nhận- đánh giá 

Các công ty “săn đầu người” đều có ngân hàng dữ liệu của riêng mình, và tất nhiên nhiều trường hợp cả hai công ty đều biết tới cùng một ứng viên tài năng. Tuy nhiên, có trường hợp một trong hai công ty lại bỏ qua ứng viên trong kho dữ liệu của mình, trong khi công ty kia lại liên hệ với chính ứng viên đó. Kết quả: ứng viên do công ty kia “săn” được, khi gửi đến khách hàng phỏng vấn lại thành công. Như vậy, không chỉ cần đến khả năng xử lý thông tin nhanh, mà việc đánh giá ứng viên sao cho phù hợp nhất với yêu cầu khách hàng cũng là một kỹ năng không thể thiếu của mỗi “thợ săn”.

Trên đây là những chia sẻ hữu ích về Headhunter là gì và nhưng thông tin cần biết về Headhunter. Nếu bạn cần trang bị thêm các kiến thức về nghiệp vụ Quản trị nhân sự, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học Hành chính nhân sự sẽ giúp bạn thành thạo các kỹ năng của một nhân viên hành chính nhân sự tổng hợp dưới sự giảng dạy của các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực nhân sự.

»»» Xem thêm:

 Cách viết đơn xin việc viết tay phổ biến nhất

  Mẫu biên bản làm việc mới nhất

  Cách viết khóa luận tốt nghiệp

  Định mức lao động là gì? Cách xây dựng định mức lao động

♥  Cách viết hồ sơ xin việc từ A-Z

Nghiệp vụ nhân sự chúc bạn thành công!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *