forwarder là gì

Forwarder Là Gì? Forwarder Làm Những Gì?

Trong thời đại 4.0 ngày nay, mua bán hàng qua các trang mạng, các trang thương mại điện tử trở nên ngày càng phổ biến và rộng rãi hơn trong cộng đồng. Kéo theo nhu cầu mua bán đó là các hoạt động giao nhận vận tải ngày càng được mở rộng, từ đó sinh ra khái niệm Forwarder.

Đối với những người làm trong ngành liên quan đến xuất nhập khẩu, vận tải có lẽ đã quá quen thuộc với khái niệm này, tuy nhiên những người mới tìm hiểu hoặc chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực này sẽ không biết hoặc không nắm rõ.

Vì thế, qua bài viết này Nghiệp vụ nhân sự muốn cung cấp cho các bạn những thông tin thiết thực, hữu ích nhất về “Forwarder là gì? Forwarder làm những gì?”, mời các bạn cũng theo dõi.

I. Forwarder là gì? Freight Forwarder là gì? Công ty Forwarder là gì?

1. Forwarder là gì?

Forwarder (viết tắt là Fwd) chỉ những cá nhân hoặc đơn vị giúp cho doanh nghiệp thu xếp các dịch vụ vận tải để xuất nhập khẩu hàng hóa.

Thực ra, bản thân từ Forwarder đã nói lên ý nghĩa của công việc này, với từ Forward có nghĩa là sự chuyển tiếp, còn hậu tố “- er” đằng sau thêm vào để tạo thành một danh từ chỉ người, cho biết người này có nhiệm vụ “chuyển tiếp”.

Thông qua đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt, kết hợp, những “người chuyển tiếp” có thể thu xếp tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế.

Như đã đề cập ở bên trên Forwarder có thể là những cá nhân đơn lẻ hoặc những doanh nghiệp lớn, cho thấy quy mô của FWD vô cùng đa dạng.

3. Freight Forwarder là gì?

Freight Forwarder (gọi tắt là Forwarder) đây là một thuật ngữ dùng để chỉ những cá nhân hoặc công ty làm nghề dịch vụ giao nhận vận tải. Nói dễ hiểu thì đây là một loại dịch vụ trung gian trong mối quan hệ giữa người gửi và người nhận, họ sẽ nhận hàng từ tay chủ hàng (trong trường hợp có 1 Forwarder) hoặc gom hàng từ nhiều chủ hàng khác nhau thành một lô lớn, sau đó sẽ thuê bên vận tải và chuyển hàng hóa đến tay người nhận theo yêu cầu.

Tuyến hàng cung cấp của Forwarder bao gồm cả quốc tế và nội địa, tuy nhiên ở nội địa người ta chủ yếu dùng thuật ngữ “người vận chuyển” do vậy nên nhiều người hay bị nhầm lẫn Forwarder chỉ làm cho vận tải quốc tế.

»»» REVIEW Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Tại TPHCM Tốt Nhất

3. Công ty Forwarder là gì?

Công ty Forwarder là những công ty chuyên vận chuyển hàng hóa quốc tế, nó thực hiện liên kết các dịch vụ logistics với nhau để tạo thành một dịch vụ nhanh gọn, tiện lợi, tiết kiệm. Các công ty Forwarder có mạng lưới đại lý bao phủ khắp thế giới, để liên kết xử lý hàng hóa.

Hầu hết những vấn đề liên quan đến thông quan, logistics, giải quyết chứng từ hoặc chuỗi các hoạt động quản lý cung ứng,… đều được các công ty này giải quyết nhanh chóng.

Tại Việt Nam cũng có rất nhiều công ty Forwarder nổi tiếng, uy tín và chất lượng. Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn một vài ứng cử viên sáng giá sau đây:

  • Legend Cargo Logistics – Công ty Forwarder giao nhận hàng hóa quốc tế chuyên nghiệp
  • DELTA – Công ty Forwarder
  • E&F- Công ty cổ phần thương mại dịch vụ vận tải
  • ASM – Công ty Giao nhận hàng hóa quốc tế chuyên nghiệp
  • Phương Nam – Công ty Forwarder giao nhận hàng hóa quốc tế
  • Hưng Thịnh Phát – Công ty Giao nhận hàng hóa quốc tế chuyên nghiệp On Time
  • Worldwide Logistics – Công ty Giao nhận hàng hóa quốc tế
  • Vijai – Giải pháp Logistics
  • Ship Bolt Việt Nam – Công ty chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển
  • Bình Nguyên – Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ hàng hải

II. Vai trò của Forwarder

Thực tế cho thấy, việc xuất nhập khẩu hàng hóa không hề đơn giản như các hoạt động mua bán giao nhận bình thường trong nước. Forwarder đóng một vai trò rất lớn, quan trọng trong việc giúp chủ hàng cũng như khách hàng đạt được nhu cầu mình mong muốn, cụ thể là:

  • Tiếp cận những khách hàng nhỏ, kết nối và giúp họ có được sản phẩm mong muốn từ các công ty, doanh nghiệp thông qua các hoạt động vận chuyển hàng hóa.
  • Thông qua việc tìm phương thức, tuyến đường vận chuyển tốt nhất và hãng tàu phù hợp nhất với nhu cầu của chủ hàng thì Forwarder giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí.
  • Thường thì sẽ có rất nhiều khách hàng nhỏ, lẻ, Forwarder đóng vai trò trung gian tổng hợp các lô hàng nhỏ thành một lô lớn, sau đó vận chuyển tới điểm nhận, nhờ vậy mà các chủ hàng giảm được chi phí, thời gian và công sức.

III. Forwarder làm những công việc gì?

Là một Forwarder thì bạn chủ yếu là thu xếp và liên hệ với các đối tác vận chuyển hàng hóa phù hợp cho từng lô hàng của các nhân, tổ chức hay công ty. Sau khi liên hệ được thì bạn phải tiến hành đàm phán với họ để có được những mức giá tốt nhất cho khách hàng. Ngoài ra thì còn cần phải làm những công việc như sau:

  • Thay thế các chủ hàng đóng thuế và làm các hồ sơ có liên quan, bên cạnh đó cần phải hỗ trợ khách hàng và người nhận hàng làm các thủ tục thông quan.
  • Hỗ trợ thực hiện các dịch vụ quản lý các vấn đề liên quan đến chứng từ ví dụ như các giấy phép xuất nhập khẩu, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng ngoại thương,…
  • Forwarder còn hỗ trợ việc tìm kiếm cũng như cung cấp những dịch vụ lưu trữ về quản lý các mặt hàng tồn kho hoặc tất cả các hoạt động khác liên quan đến logistics.
  •  Ngoài ra, còn đảm nhận công việc tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng những vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế, đặc biệt là đối tượng khách hàng mới.

IV. Quy trình làm hàng xuất khẩu của Forwarder

Quy trình làm hàng xuất khẩu của Forwarder được thực hiện theo thứ tự như sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng

Bước 2: Tiến hành kiểm tra lịch tàu và giá cả trong dữ liệu có sẵn hoặc check line, sau đó gửi thông báo đến khách hàng.

Bước 3: Nếu khách đồng ý thì lấy lịch từ line và chuyển đến khách.

Bước 4: Nhắc nhở khách hàng đóng hàng và hạ cont hàng trước thời gian closing time được sắp xếp bên booking.

Bước 5: Chuẩn bị đầy đủ chứng từ để khai hải quan

Bước 6: Thông quan hàng xuất

Bước 7: Dựa theo yêu cầu khách hàng mà phát hành vận đơn

Bước 8: Forwarder sẽ gửi chứng từ cho đối tác nước ngoài

Bước 9: Lập chứng từ xong lưu file

Chúng ta lấy một ví dụ về quy trình xuất khẩu của hàng không để tham khảo:

forwarder là làm gì

V. Quy trình làm hàng nhập của Forwarder

Quy trình làm hàng nhập khẩu của Forwarder sẽ diễn ra như sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu và chứng từ từ khách hàng nhập khẩu

Bước 2: Kiểm tra thông tin chứng từ làm hàng nhập

Bước 3: Làm tờ khai hải quan cho quy trình làm hàng nhập

Bước 4: Trong quy trình làm hàng nhập, lấy lệnh hãng tàu hoặc FWD

Bước 5: Tiến hành làm thủ tục thông quan

Bước 6: Tiến hành làm thủ tục lấy hàng

Bước 7: Đưa nhà xe hoặc chủ xe các chứng từ cần thiết

Bước 8: Sau đó lấy tiền cược Cont và hoàn ứng

Bước 9: Trả kết quả kiểm tra chuyên ngành của lô hàng nhập, kết thúc quy trình làm hàng nhập.

Chúng ta lấy một ví dụ làm hàng nhập để tham khảo, ví dụ quy trình làm hàng nhập của air:

forwarder

Hoặc quy trình nhập khẩu đường biển hàng lẻ LCL:

forwarder là nghề gì

Trên đây là tất cả các thông tin về Forwarder mà Nghiệp vụ nhân sự cung cấp cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi, hy vọng bài viết giúp ích cho các bạn trên con đường học vấn và sự nghiệp.

Xem thêm: 

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *