Chuyên viên nhân sự là gì

Chuyên Viên Nhân Sự Là Gì? Mô Tả Công Việc Chuyên Viên Nhân Sự

Chuyên viên nhân sự là gì? Chuyên viên nhân sự học ngành gì? Chuyên viên nhân sự cần làm những công việc gì? Rất nhiều bạn chưa hiểu được khái niệm về chuyên viên nhân sự hay sự khác biệt giữa chuyên viên và nhân viên.

Vì vậy trong bài viết này, Nghiệp Vụ Nhân Sự sẽ chia sẻ bản mô tả công việc chuyên viên nhân sự chi tiết

I. Chuyên Viên Nhân Sự Là Gì?

Chuyên viên nhân sự trong tiếng Anh được gọi là HR Executive là những người có nhiệm vụ điều phối và quản lí mọi hoạt động nhân sự của công ty hay doanh nghiệp. Họ giữ vai trò quan trọng không thể thiếu trong công ty.

Có thể nói chuyên viên nhân sự là cầu nối liên kết giữa cấp dưới và cấp trên. Một chuyên viên nhân sự thực thụ phải luôn nắm rõ được các điều luật Lao động để đảm bảo phúc lợi cho nhân viên.

Phạm vi hoạt động của vị trí chuyên viên nhân sự khá rộng, từ việc chỉ đạo , giám sát, theo dõi quy trình đào tạo tuyển dụng, đào tạo và sa thải nhân viên đồng lời quản lí tiền lương cho nhân viên.

»»» REVIEW Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Tại TPHCM Tốt Nhất

II. Vai Trò Của Chuyên Viên Nhân Sự

Đối với mỗi công ty/doanh nghiệp, chuyên viên nhân sự có trách nhiệm quản lí tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự để đảm bảo hoạt động của công ty luôn diễn ra liên tục và hiệu quả.

Luôn đảm bảo phúc lợi xã hội và xây dựng nhiều chế độ đãi ngộ cho nhân viên. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và thu về nhiều lợi nhuận

III. Chuyên Viên Nhân Sự Học Ngành Gì?

Vị trí chuyên viên nhân sự trong mỗi doanh nghiệp dù cho có quy mô lớn hay nhỏ đều đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong quá trình tuyển dụng chuyên viên nhân sự thì kinh nghiệm là quan trọng hơn cả.

Tuy nhiên nếu ứng viên tốt nghiệp từ trường hay trung tâm đào tạo là một điểm lợi thế.Vậy để theo đuổi vị trí này bạn nên theo học ngành nào?

Chuyên viên nhân sự học ngành gì?

1. Ngành quản trị nhân lực

Học ngành quản trị nhân lực bạn sẽ tìm hiểu kiến thức nền tảng về quản lí nhân sự cũng như cách điều phối, quản lí hoạt động đào tạo và tuyển dụng nhân sự tốt. Ngành này thuộc ngành top đầu về nhân sự được rất nhiều sinh viên theo học.

Học quản trị nhân lực bạn có thể làm các vị trí: Nhân viên nhân sự, chuyên viên nhân sự, trưởng phòng nhân sự…

2. Quản lí nhân sự

Đây cũng là ngành thực sự phổ biến với sinh viên hiện nay. Bằng những kiến thức và kĩ năng được trang bị thì bạn có thể đảm nhiệm vị trí quản lí nhân tại doanh nghiệp.

3. Quản trị nguồn nhân lực

Việc làm đối với ngành này rất rộng, thực tế bạn có cơ hội ứng tuyển vào các vị trí nhân sự tại doanh nghiệp.

4. Quản lí hành chính nhân sự

Với ngành học này các bạn có thể làm nhân viên hành chính nhân sự, kiêm toàn bộ những công việc liên quan đến hành chính cũng như quản lý nhân sự của công ty. Khi học ngành này có rất nhiều các vị trí khác, với những kiến thức được đào tạo hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn những công việc như mong đợi.

IV. Bản Tiêu Chuẩn Công Việc Của Chuyên Viên Nhân Sự

Chuyên viên nhân sự là vị trí không thể thiếu trong doanh nghiệp. Để trở thành chuyên viên nhân sự thực thụ bạn phải hoàn thành tốt các công việc sau đây:

– Soạn thảo hoặc cập nhật hồ sơ lao động liên quan tới tuyển dụng, chuyển công tác, thăng chức và sa thải.

– Trình bày, giải thích rõ ràng các chính sách, thủ tục, luật lệ cho nhân viên công ty

– Hoàn thiện hồ sơ giấy tờ cho nhân sự mới

– Thông báo với các ứng viên về trách nhiệm công việc, lịch làm việc, điều kiện làm việc, phúc lợi xã hội

– Giải quyết tranh chấp, cáo buộc, quấy rối nơi công sở

– Xử lí giấy tờ đảm bảo xét duyệt phù hợp

– Chỉ đạo, giám sát quá trình tuyển dụng

Bên cạnh đó, trong quá trình tuyển chuyên viên nhân sự, công ty còn yêu cầu ứng viên của họ tập trung vào các mảng sau đây:

Lập kế hoạch và triển khai tuyển dụng:

– Thực hiện kế hoạch tuyển dụng nhân sự của công ty

– Kiểm tra hồ sơ và phỏng vấn ứng viên

– Kiểm tra kinh nghiệm và năng lực của ứng viên

– Xử lí quá trình tuyển dụng, chuyển công tác hoặc chấm dứt hợp đồng lao động

Phát triển nguồn nhân lực:

– Đào tạo nhân viên dưới sự chỉ đạo của quản lí nhân sự

– Đánh giá hiệu quả năng suất của chương trình đào tạo

– Lưu trữ toàn bộ hồ sơ của nhân viên tham gia chương trình đào tạo

Chính sách khen thưởng:

– Phân tích trách nhiệm công việc của mỗi nhân viên

– Mô tả công việc

– Đánh giá, phân tích công việc

– Khảo sát lương thưởng

Quan hệ với nhân viên:

– Hỗ trợ xử lí khiếu nại,tranh chấp của nhân viên

– Tổ chức chương trình gắn kết các nhân viên với nhau.

Quản lí rủi ro:

– Xây dựng chương trình về sức khỏe và an toàn cho nhân viên

– Lưu trữ hồ sơ tai nạn.

V. Kỹ Năng Cần Thiết Của Chuyên Viên Nhân Sự

Một chuyên viên nhân sự chuyên nghiệp ngoài có kiến thức chuyên ngành về quản trị nhân sự cần phải luôn luôn trau dồi các kĩ năng cần thiết khác để đảm bảo công việc thăng tiến hơn

1. Có khả năng để ý quan sát, đọc vị người khác

Kỹ năng cần thiết không thể bỏ qua với nghề nhân sự đó là đọc vị người khác. Một người biết nắm bắt tâm lí của người khác sẽ nhận định đúng tiềm năng họ.

Đôi khi sự quan tâm này chính là chìa khóa giúp gắn kết tập thể nhân viên bởi lẽ nhân sự là cầu nối giữa cấp trên và cấp dưới.

2. Khả năng tổ chức kỉ luật

Chúng ta phải biết quản lí thời gian, khả năng hoàn thiện công việc được giao. Người làm nhân sự phải linh động sắp xếp công việc nào hoàn thiện trước, việc nào hoàn thiện sau để kịp deadline.

Một người nhân sự giỏi cần có khả năng tổ chức kỉ luật tốt. Do đó họ nên thiết lập một bảng tiêu chuẩn kỉ luật hành vi để các nhân viên thực hiện.

3. Kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt

Người làm nhân sự giúp sự tương tác giữa nhân viên và ban lãnh đạo thuận tiện dễ dàng nhất. Nhân sự cần biết lắng nghe, đàm phán và giải quyết với lành đạo để tìm cách giải quyết hợp lí nhất. Bên cạnh lắng nghe, nhân sự còn phải hiểu được mong muốn của nhân viên một cách tốt nhất.

4. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Chuyên viên nhân sự cần có kĩ năng giải quyết mọi xung đột, tranh chấp diễn ra trong nội bộ công ty/doanh nghiệp. Phải đảm bảo sự linh hoạt, chủ động trong giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa người lao động được tốt đẹp

5. Khả năng lãnh đạo

Tại các doanh nghiệp lớn họ sẽ thường tuyển dụng nhân sự có khả năng lãnh đạo tốt. Họ được xem như là chuyên gia liên quan tới rất nhiều vấn đề tại doanh nghiệp.

Vì thế họ cần có kỹ năng lãnh đạo tốt để dung hòa được nhân viên, giúp nhân viên thực hiện đúng văn hóa doanh nghiệp.

VI. Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Chuyên Viên Nhân Sự

Bộ câu hỏi phỏng vấn chuyên viên nhân sự

Trong quá trình tuyển dụng , nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi ứng viên một số câu hỏi sau:

Câu 1: Hãy giới thiệu đôi nét về bản thân?

Về cơ bản những thông tin cá nhân của bạn nhà tuyển dụng đều đã đọc trong hồ sợ. Quan trọng họ muốn bạn giới thiệu được những kinh nghiệm và kĩ năng phù hợp với vị trí nhân sự.

Câu 2: Tại sao bạn quyết định lựa chọn vị trí này?

Vì miếng cơm manh áo, công ty lớn… nhưng đừng nói ra lý do này nhé. Bạn cần thể hiện sự nhiệt huyết và sẵn sàng nỗ lực học hỏi, quyết tâm trở thành nhân viên nhân sự giỏi.

Câu 3: Bạn hãy nêu điểm mạnh, điểm yếu của mình?

Bạn hãy trình bày những điểm mạnh giúp bạn hoàn thành tốt công việc đó.Điểm yếu không ảnh hưởng đến công việc. Đó là những điều bạn nên trả lời

Câu 4: Bạn từng có mâu thuẫn với người quản lí trước đây chưa?

Dù bạn từng có xung đột với quản lí trước đây thì cũng đừng chê họ nhé, nếu không Sếp mới sẽ hoài nghi về sự hợp tác của bạn đấy.

Câu 5: Tại sao bạn lại nghỉ việc công ty cũ

Tốt nhất là bạn không đề cập đến bất cứ xung đột nào xảy ra tại công ty cũ (nếu có)

Câu 6: Bạn đã từng sa thải ai chưa? Bạn cảm thấy thế nào khi sa thải một nhân viên?

Đây cũng là nhiệm vụ chính của vị trí nhân sự.Không thể để tình cảm chen lấn vào công việc

Câu 7: Mục tiêu năm tới của bạn là gì?

Bạn nên trả lời sẽ gắn bó công ty lâu dài và thăng tiến hơn trong công việc

Câu 8: Bạn đối mặt với xung đột bằng cách nào?

Nghề nhân sự thực sự là nghề làm dâu trăm họ , ai cũng có thể tìm đến bạn để phàn nàn nên tâm lí của bạn phải thật vững vàng,ko vội vàng cáu gắt.

VII. Mức Lương Của Chuyên Viên Nhân Sự

Lương ngành quản trị nhân sự ở vị trí chuyên viên nhân sự tổng hợp giao động từ 5 – 12 triệu đồng/ tháng. Với mức kinh nghiệm từ 2 – 5 năm tùy theo quy chính sách của công ty, doanh nghiệp hoặc tổ chức.

VIII. Sự Khác Biệt Giữa Nhân Viên Và Chuyên Viên Nhân Sự

Chỉ cần nghe qua tên là chúng ta cũng thấy được sự khác biệt rõ ràng giữa nhân viên và chuyên viên nhân sự.

– Chuyên viên nhân sự là người có chuyên môn cao . Họ điều phối và quản lí mọi hoạt động nhân sự của công ty

– Nhân viên nhân sự là nhân viên cấp cơ sở. Nhân viên có trách nhiệm và vai trò thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và làm các yêu cầu khác do cấp trên giao phó. Nhân viên không có vai trò quản lý nên sẽ không được ra quyết định mà chỉ có ý kiến đóng góp và xây dựng

IX. Học Chuyên Viên Nhân Sự Ở Đâu Tốt?

Hiện nay có rất nhiều trung tâm đào tạo chuyên viên nhân sự. Tuy nhiên để tìm được một trung tâm đào tạo giỏi về chuyên môn cũng như các kỹ năng làm việc thì bạn không nên bỏ qua Lê Ánh HR

Tại Lê Ánh HR có khóa học đào tạo chuyên sâu về nhân sự dưới sự giảng dạy của các giảng viên hàng đầu. Bạn sẽ được trang bị kỹ năng cần thiết để trở thành một chuyên viên nhân sự cấp cao:

– Am hiểu Luật Lao động và những nội dung sửa đổi, bổ sung mới nhất.

– Kỹ năng tuyển dụng nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm tối đa chi phí cho doanh nghiệp

– Kỹ năng đánh giá thực hiện công việc và đào tạo sau đánh giá

– Kỹ năng xây dựng thang bảng lương theo phương pháp 3P

Được cầm tay chỉ việc, thực hành các bài tập thực tế cách tính lương, tính BHXH. Trong khóa học hành chính nhân sự tổng hợp các nội dung nghiệp vụ về đào tạo, tuyển dụng, đánh giá thực hiện công việc sẽ được đào tạo trên các CASE STUDY thực tế đảm bảo sau khi kết thúc khóa học học viên sẽ làm việc được ngay.

Đặc biệt Tại Lê Ánh sẽ thực hiện việc kết nối tuyển dụng trong và sau khóa học
Trung tâm có chính sách trong 03 buổi học đầu tiên, nếu không thấy hài lòng về khóa học, học viên sẽ được hoàn lại 100% học phí.

Khóa học Hành chính nhân sự chuyên nghiệp tại Lê Ánh do 100% các trưởng phòng nhân sự lâu năm kinh nghiệm (từ 10 đến hơn 20 năm kinh nghiệm) hiện đang làm việc tại các doanh nghiệp lớn trực tiếp cầm tay chỉ việc, hướng dẫn cách làm từ buổi đầu đến buổi cuối.

Vừa rồi là toàn bộ kiến thức cơ bản về vị trí chuyên viên nhân sự mà bạn muốn tìm hiểu. Cũng như tìm hiểu được nên học nhân sự ở đâu tốt? Để hiểu thêm nghiệp vụ nhân sự các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *