Cách trả lời phỏng vấn xin việc nói lên tính cách, năng lực của ứng viên. Cách trả lời phỏng vấn hiệu quả đảm bảo đậu 100% sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và hoàn toàn thoải mái khi bước vào buổi phỏng vấn. Trong bài viết này Nghiệp vụ nhân sự sẽ gửi đến bạn đọc TOP 6 câu hỏi mà trong mọi cuộc phỏng vấn đều gặp và cách trả lời phỏng vấn hay nhất
»»» Xem thêm:
- Cách viết đơn xin việc viết tay phổ biến nhất
- Cách viết email xin việc-03 mẫu thư email xin việc hay nhất
- Cách viết khóa luận tốt nghiệp
- Cách viết đơn xin thực tập ấn tượng
- Cách viết CV xin việc ấn tượng mọi vị trí công việc
Phỏng vấn xin việc là gì?
Phỏng vấn xin việc là quá trình tiếp xúc và trao đổi (hay nói cụ thể hơn là quá trình hỏi và trả lời) giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, mục đích của nhà tuyển dụng là tìm ra người thích hợp để đảm nhiệm vị trí họ đang tuyển còn mục đích của các ứng viên nghiễm nhiên chính là apply thành công công việc mà họ mong muốn.
Khi bạn bước vào được vòng phỏng vấn xin viên và đến bước các nhà tuyển dụng khai thác các thông tin của bạn trong quy trình phỏng vấn, tức là bạn đã vượt qua hàng nghìn ứng viên khác.
Đây là cơ hội để bạn thể hiện mình là người duy nhất có đủ những tố chất về năng lực và các yếu tố khác mà doanh nghiệp không thể bỏ lỡ. Chính vì vậy, đừng vì những lỗi cơ bản mà bạn bị đánh fail chỉ vì không có kỹ năng trả lời phỏng vấn bạn nhé!
Bộ câu hỏi và trả lời phỏng vấn xin viêc thông dụng
Trong bài viết này, sẽ cung cấp cho các bạn bộ câu hỏi mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng thường sử dụng để khai thác năng lực ứng viên. Nếu thực sự bạn đang đam mê một công việc nào đó và đã được mời phỏng vấn tuyển dụng, thì bào viết này sẽ giúp bạn rất nhiều đấy!
Câu 1: Anh/chị hãy tự giới thiệu về bản thân?
Câu hỏi này là lời mở màn cho chuỗi các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn. Tuy nhiên đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng với mục đích nhằm thẩm định lại tính trung thực từ hồ sơ xin việc, CV mà bạn đã gửi cho nhà tuyển dụng.
Tuy nhiên với câu hỏi này bạn hãy trả lời theo trình tự sau, tránh lan man, dài dòng và lưu ý thật ngắn gọn tối đa không quá 2 phút bạn nhé! Người ta chỉ muốn bạn giới thiệu để dễ xưng hô và thẩm định thông tin chứ không hỏi về các vấn đề hoàn cảnh gia thế đâu nên lưu ý vấn đề này nhé! Bạn chỉ cần cung cấp đầy đủ các thông tin sau:
– Họ và tên, Tuổi
– Tóm tắt quá trình làm việc của bạn thân
– Tình trạng hôn nhân
– Sở thích, sở trường
– Đặc điểm tính cách (Ưu, nhược điểm)
Câu 2: Anh/chị biết gì về công ty chúng tôi?
Đây là câu hỏi trong buổi phỏng vấn xin việc mang tính chất nhà tuyển dụng muốn thăm dò xem bạn có thực sự quan tâm đến công việc mà bạn ứng tuyển nghiễm nhiên bạn sẽ phải tìm hiểu về doanh nghiệp mà bạn nộp hồ sơ
Nguyên nhân là do thông thường bạn ứng tuyển vào công ty bạn chỉ quan tâm đến nội dung tuyển dụng ở vị trí nào, yêu cầu công việc ra sao, tên và địa chỉ công ty ở đâu đến đến nộp hồ sơ xin việc. Không ai quan tâm đến công ty như thế nào. Đứng trên quan điểm của nhà tuyển dụng một ứng viên không hiểu gì về doanh nghiệp của mình, liệu có phù hợp và sẵn sàng cùng công ty phát triển?
Do vậy, việc tìm hiểu thông tin công ty bạn ứng tuyển tưởng dễ nhưng lại hết sức quan trọng. Bạn chỉ cần để ý đến những nội dung sau:
– Thời gian thành lập và sơ lược quá trình phát triển của công ty
– Loại hình công ty đang hoạt động (cổ phần, nhà nước, tư nhân, hợp danh,…)
– Hoạt động của công ty (sản xuất, thương mại, dịch vụ)
– Ban quản trị của công ty, các trụ sở của công ty (nếu có)
– Các sản phẩm, dịch vụ, hoạt động công ty đang cung ứng ra ngoài thị trường
Và nếu có thể bạn hãy nắm luôn mục tiêu, chiến lược, các giá trị cốt lõi và các đối tác hiện tại của công ty nhé. Điểm này được đánh giá rất cao đấy và cũng là tiền đề để bạn trả lời các câu hỏi tiếp theo.
Câu 3: Mục tiêu nghề nghiệp của anh/chị là gì?
Nên nhớ câu này bạn hãy bám sát vào mục tiêu, chiến lược của công ty để trả lời nhé. Đừng làm ở một trí mà mục tiêu lại ở vị trí khác không khớp gì với mục tiêu của công ty nhé. Thông thường bạn nói lên được mục tiêu khớp với vị trí bạn đang ứng tuyển là bạn đã được đánh giá tốt rồi. Nhưng nếu bạn xây dựng được mục tiêu cá nhân và lộ trình thực hiện đồng hành với mục tiêu phát triển doanh ngiệp thì đảm bảo nhà tuyển dụng đang rất hài lòng về bạn đấy.
Gợi ý cho bạn cách trả lời nhà tuyển dụng với câu hỏi này nhé: “Tôi muốn phát triển năng lực và khả năng chuyên môn của mình một cách tối đa tại vị trí mà tôi ứng tuyển, tôi sẽ kết nối với công ty nhằm phát triển mục tiêu của tổ chức cũng chính là lộ trình thực hiện mục tiêu của bạn thân.
Câu 4: Hãy chia sẻ kinh nghiệm của anh/ chị tại vị trí công việc này?
Câu hỏi này nhà tuyển dụng vừa muốn khai thác thông tin về kinh nghiêm chuyên môn của bạn vừa muốn tìm hiểu lý do bạn nghỉ việc ở những công ty trước đó. Hãy nhớ đối với câu hỏi này doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến câu trả lời của bạn mà còn nhìn nhận cảm xúc khi bạn trả lời nữa đấy.
Tức là khi nói về những thành tựu bạn hãy thể hiện khuôn mặt rạng rỡ và hãnh diện vì nó tuy nhiên không phải là tự đắc. Còn khi nói đến những khó khăn hãy thể hiện cho doanh nghiệp thấy sự tiếc nuối của bạn.
Hãy thật bình tĩnh và việc của bạn là chia sẻ thực tế thôi. Nhưng hãy nhớ nội dung bạn cung cấp cần khớp với những gì bạn đã trình bày trong CV nhé!
Đối với những bạn đã có kinh nghiệm: Hãy chia sẻ về những tựu, ví trí bạn đã kiêm qua. Đồng thời trình bày một chút khó khăn trong công việc (hãy cố gắng hết sức nêu ra khó khăn khách quan tránh đổ lỗi cho một ai đó bạn nhé) và khiến bạn buộc phải nghỉ việc
Đối với những bạn chưa có kinh nghiệm: Hãy lấy ý tưởng đam mê với công việc này, chính vì vậy đã chuyển đổi sang muốn làm công việc này, tuy chưa có kinh nghiệm nhưng đã dành một khoảng thời gian dài để tìm hiểu, nghiên cứu và tham gia các khóa học ngắn hạn nhằm trau dồi kiến thức tại vị trí đang ứng tuyển.
Câu 5: Anh/chị mong muốn gì ở công ty?
Đây là câu hỏi doanh nghiệp muốn khai thác về năng lực và sự nhạy bén của bạn. Để trả lời được câu hỏi này bạn hãy cố gắng dung hòa cả hai bên, tức là vẫn thể hiện được những mong muốn của bản thân nhưng với sự cam kết tôi sẽ cống hiến được những gì cho doanh nghiệp.
Câu 6: Mức lương anh/ chị mong muốn là bao nhiêu?
Đây là một câu hỏi khó trả lời. Bất cứ một doanh nghiệp này cũng mong muốn tìm được những ứng viên tốt, tuy nhiên việc tối giản chi phí vẫn đặt lên hàng đầu.
Do vậy bạn hãy cân nhắc đưa ra một mức lương phù hợp nhất với mình và phân tích rõ với nhu cầu sinh hoạt hiện tại mức lương bạn đề nghị là phù hợp. Tuy nhiên đừng quá cao nhé. Bên cạnh đó bạn cũng nên nắm bắt các vấn đề về phụ cấp, phục lợi từ phía công ty ngay trong buổi phỏng vấn nhé!
Trên đây là nội dung các câu hỏi mà trong buổi phỏng vấn nào doanh nghiệp cũng thường sử dụng. Có thể nội dung câu hỏi có sự biến tướng nhưng bản chất câu trả lời vẫn không thay đổi. Các bạn hãy lưu ý và chuẩn bị thật tốt cho buổi phòng vấn diễn ra theo ý mình nhé.
Để tham khảo thêm nhiều bài viết hay về các kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc hiệu quản bạn đọc có thể tham khảo thêm tại trang Lê Ánh Hr với nhiều bài viết hữu ích
»»» Xem thêm: Review khóa học hành chính nhân sự tốt nhất tp Hồ Chí Minh
Nghiệp vụ nhân sự chúc bạn thành công!