Các mức thời gian liên quan đến chế độ thai sản

Các mức thời gian liên quan đến chế độ thai sản

Chế độ thai sản là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc, gồm các quy định do Nhà nước ban hành nhằm bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.

>>> Xem thêm: Cập nhật những thay đổi trong chính sách bảo hiểm xã hội năm 2021

Theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội hiện nay thì người lao động được hưởng những chế độ cụ thể sau: bộ chứng từ thanh toán đầy đủ

1. Thời gian hưởng chế độ khám thai định kỳ

Trong thời kỳ mang thai, lao động nữ được nghỉ việc đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; đối với những trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai bị các bệnh lý hoặc thai di có dị tật, không bình thường thì được nghỉ mỗi lần khám thai là 02 ngày.

2. Thời gian hưởng chế độ khi sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu, hoặc buộc phải phá thai vì các bệnh lý

Theo quy định khi lao động nữ bị sảy thai, nạo hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai vì các bệnh lý thì người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ tối đa theo quy định hiện nay được tính như sau:
– Được nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi; day kem ke toan tai nha tphcm
– Được nghỉ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
– Được nghỉ 40 ngày nếu thai từ 13 đến dưới 25 tuần tuổi;
– Được nghỉ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

3. Thời gian hưởng chế độ khi áp dụng các biện pháp tránh thai

Khi thực hiện các biện pháp tránh thai (đặt vòng, triệt sản…) thì người lao động được nghỉ thai sản theo chỉ định của cơ quan khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ tối đa được quy định như sau: bìa báo cáo
– Được nghỉ 07 ngày làm việc đối với phụ nữ đặt vòng tránh thai;
– Được nghỉ 15 ngày đối với người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản;

4. Thời gian nghỉ hưởng chế độ khi sinh con

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Pháp luật bảo hiểm xã hội cũng quy định cụ thể về những trường hợp ngoại lệ (đặc biệt), cụ thể:
– Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội tính từ thời điểm thai chết lưu.
Ví dụ: Chị C liên tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 3 năm, mang thai đến tháng thứ 8 thì nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, một tháng sau khi nghỉ việc thì thai bị chết lưu. Như vậy, chị C ngoài việc được hưởng chế độ thai sản cho đến khi thai chết lưu, còn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa không quá 50 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.(Ví dụ này được trích dẫn từ Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH) phí lưu cont bao nhiêu
– Trường hợp lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, sau khi sinh con mà con bị chết, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được hưởng chế độ quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội.

Các mức thời gian liên quan đến chế độ thai sản

5. Thời gian nghỉ áp dụng với chồng/Lao động nam đóng bảo hiểm khi vợ sinh con

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
+ Được nghỉ 05 ngày làm việc; học chế độ phúc lợi
+ Được nghỉ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Lưu ý:
– Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1 Điều này; thời gian này không tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
– Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật này mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. cip và cif
– Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều này thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
– Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

6. Thời gian nhận chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được nghỉ hưởng chế độ thai sản cho đến khi con nuôi đủ 06 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội và đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản thì chỉ một trong hai người được hưởng chế độ thai sản.

7. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi, thì được nhận trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 tháng lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trong trường hợp sinh con, chỉ có người chồng/cha tham gia bảo hiểm xã hội thì người chồng/cha được nhận trợ cấp một lần bằng 02 tháng lương cơ sở cho mỗi con tại thời điểm vợ sinh con hoặc nhận con nuôi.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được hiểu là tính theo ngày làm việc không bao gồm các ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết theo quy định.

8. Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh

Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản được quy định cụ thể tại điều 13 của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn chi tiết Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:
+ Lao động nữ, lao động nữ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 41 về Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản của Luật bảo hiểm xã hội và điểm c khoản 3 Điều 3 về Chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
+ Lao động nữ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.
Ví dụ cụ thể: Chị Th đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngày 15/12/2016 trở lại làm việc sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con, đến ngày 10/01/2017 do sức khỏe chưa phục hồi nên chị Th được cơ quan giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày (Ví dụ này được trích dẫn từ Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)
Như vậy, Trường hợp chị Th được nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày và thời gian nghỉ này được tính cho năm 2016.
Vì vậy nếu bạn thuộc trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Nếu không thuộc trường hợp đó thì bạn phải đáp ứng điều kiện như trên là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Quy định trên có thể được hiểu ngắn gọn như sau:
+ Đối với lao động nữ sau khi sinh con (đã nghỉ hết 06 tháng theo chế độ thai sản) mà sức khỏe chưa ổn định thì trong 30 ngày làm việc đầu tiên nếu theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa thì có thể nghỉ thêm từ 5 đến 10 ngày làm việc.
+ Thời gian nghỉ dưỡng sức khác với thời gian nghỉ thai sản là bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần. Trong trường hợp ngày nghỉ dưỡng sức vào cuối năm sang năm mới thì số ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh của năm mới sẽ tính cho năm cũ.
Thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe được áp dụng cho từng trường hợp cụ thể như sau:
– Được nghỉ tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh từ hai con trở lên;
– Được nghỉ tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con bằng phương pháp đẻ mổ, đẻ chỉ huy hoặc phẫu thuật;
– Được nghỉ tối đa 5 ngày đối với các trường hợp khác.

>>> Xem thêm: Học Hành chính nhân sự ở đâu mang lại hiệu quả

Bài viết trên, nghiepvunhansu.com vừa chia sẻ với bạn đọc về các mức thời gian liên quan đến chế độ bảo hiểm thai sản của lao động nữ mang thai, sinh con, đặt vòng tránh thai; người lao động thực hiện biện pháp triệt sản, nhận nuôi con nuôi; lao động nam có vợ sinh con.

Hy vọng bài viết mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *